Xuyên Qua Ngàn Năm

Chương 6: Nảy sinh rắc rối



Mọi người đều bỏ lại công việc trong tay xuống, cùng nhau di chuyển đến chỗ hai cha con đứng, tất cả mọi ánh mắt đều nhìn hai cha con giống như họ là động vật quý hiếm.

Bị chiếu tướng nhiều như thế ông Ba thấy không được tự nhiên, ông xoa xoa hai bàn tay vào nhau, định lên tiếng hỏi thăm tiếp thì có một người đàn ông trung niên đầu quấn khăn rằn ri, nhảy từ trên thuyền buồm to nhất nơi này rẽ đám đông đang đứng, ồn ào lên tiếng đi về phía này:

"Cảm phiền cho tôi qua, cho tôi qua nào."

Không chịu nổi sự càn quét của người đàn ông trung niên, đám đông đang đứng nhường đúng một chỗ nhỏ cho ông dừng chân.

Khi đến trước mặt hai cha con, người đàn ông trung niên đầu quấn khăn rằn ri nhìn hau háu vào cái balo ông Ba đang ôm trước ngực, định cất tiếng thì có một ông cụ trông có vẻ lớn tuổi nhất trong đám đông lên tiếng trước:

"Nước Tây không có quy củ gì khắt khe, cũng không quan tâm hỏi đến quá khứ hay xuất thân. Hai người cứ đi thẳng về bên phải chừng khắc sẽ thấy cổng chào, bước qua cổng chào sẽ thấy trạm đăng ký nhập hộ tịch. Sau khi khai báo nhập hộ tịch xong, hai cha con sẽ là công dân của nước Tây, và được quyền khai hoang đất để sinh sống.

Nếu hai cha con không muốn khai hoang đất, thì có thể tìm những ai có nhu cầu bán mua lại. Hai cha con đem vật phẩm hai người đang có để đem đi đấu giá, đổi thành hạ thể là có thể trao đổi, buôn bán với người dân nơi đây."

Chờ ông cụ vừa dứt lời, người đàn ông trung niên đầu quấn khăn rằn ri vội vàng, hấp tấp lên tiếng:

"Tôi gọi là Hai Tánh, là tiểu thương người nước Đông, đến đây để trao đổi vật phẩm với nước Tây, hai người có gì mới lạ mang trên người đều có thể trao đổi hoặc bán lại cho tôi. Tôi cam đoan sẽ cho hai cha con giá hậu hĩnh nhất."

Vừa nói hai tay vừa xoa xoa vào nhau, đôi mắt hấp hái, nhìn hai cha con họ thiếu điều muốn chảy cả nước miếng, bộ dáng như mèo đói tự nhiên thấy có miếng cá thật ngon để trước mặt.

Mọi người xung quanh nghe xong liền thay đổi sắc mặt, mọi người đều trừng mắt nhìn người tên Hai Tánh thiếu đều như nói rõ: Chú mày muốn ăn đòn.

Ông cụ vẻ mặt âm trầm quay qua nói với người tự xưng là Hai Tánh:

"Cậu Hai Tánh đây nói vậy là có ý gì? Các nước đều có quy định chung thống nhất, người lạ được Thần biển dẫn đến nước nào thì sẽ là công dân của nước đó, trừ phi họ không đồng ý. Nếu họ có vật phẩm sẽ được tổ chức đấu giá công khai. Nước chúng tôi không có tiền mua vật phẩm của họ? Hay là không có thành ý giúp đỡ họ an cư? Mà phải cần đến Cậu Hai Tánh đây có ý đục nước béo cò."

"Haiza! Đừng hiểu lầm, đừng hiểu lầm. Chúng tôi đến đây thiện chí là trao đổi vật phẩm kiếm thêm chút ít, thuận mua vừa bán, các nước thông thương có thấy luật cấm đoán gì đâu." Hai Tánh liên tục phân bua.

Mọi người nghe xong càng tức khí hơn, ồn ào lên tiếng:

Người trẻ: "Cái gì gọi là thuận mua vừa bán, nói trắng ra là nước Đông ỷ thế hiếp người, muốn đoạt lợi ích với nước Tây."

Người trung niên: "Cậu còn đang đứng ở nước Tây đó, ta nhổ vào."

Người nữ: "Hôm nay đừng đổi hàng của cậu ta."

Người nam: "Đuổi cậu ta về nước Đông đi."

Mọi người: "Đi đi, đi đi."

Người già: "Từ lúc hai ông cháu A Mã đươc Thần biển đưa đến nơi đây, cách nay cũng hơn hai mươi năm rồi mới lại có thêm hai người đến đây. Nghĩ cũng đừng nghĩ hừ!"

Người không già, không trẻ: "Thằng cha Hai Tánh này đúng là hám lợi mà, sau này gia đình tôi sẽ không làm ăn buôn bán gì với ổng nữa."

Ông nội A Mã từ nãy đến giờ đều im lặng đột ngột lớn tiếng: "Mọi người bình tĩnh, mọi người bình tĩnh nào." nói đoạn quay qua nói với hai cha con Ngọc Mai:

"Hai người nếu có vật gì cần trao đổi thì nên đăng ký ở trạm, để trạm tổ chức làm cuộc bán đấu giá công khai, sẽ không thiệt cho hai cha con. Nếu quyết định là công dân nước Tây thì nên ủng hộ vật chất cho nước Tây."

Mọi người lại ồn ào: "Đúng vậy, đúng vậy!"

Người đàn ông tự xưng là Hai Tánh cảm thấy thất sách, hối hận xanh mặt. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà gây thù chuốc oán với ngư dân hải cảng nơi này. Xem như việc làm ăn buôn bán lần này công cốc.

Hai Tánh canh lúc mọi người không ai để ý đến mình, từ từ xoay người lại không nói tiếng nào quay lại thuyền, giục mọi người trên thuyền kéo buồm lên tiếp tục hành trình trao đổi buôn bán với các nước khác.

Ông Ba nhìn tình hình căng thẳng trước mắt cũng cảm thấy líu lưỡi, mọi việc xảy ra quá nhanh. Nguồn cơn rắc rối xuất phát từ hai cha con ông khiến hòa khí của mọi người có xu hướng nổi loạn. Nhưng ông Ba tuyệt nhiên không có cơ hội để mở miệng nói tiếng nào, ông cảm thấy thật cạn lời với mọi người nơi này.

Đang định bước lên mở miệng khuyên mọi người nên hòa khí thì cảm giác tay mình bị níu lấy, tưởng con gái có gì muốn nói nghiêng tai lắng nghe, nhưng chỉ nghe Ngọc Mai cứ lảm nhảm:

"Mới lại có thêm ư? Người như chúng ta, không lẻ..."

Có ý gì chứ, đang lúc dầu sôi lửa bỏng mà con bé này lại nổi chứng gì đây. Ông nhéo nhẹ tay con gái một cái cho nó tỉnh hồn lại. Cứ đứng mãi đây cũng không tốt lắm, để tránh phiền phức ông quyết định nhanh chóng bỏ chạy lấy người.

Ông bước lên thêm vài bước, cúi người chào mọi người, rồi cất giọng nói lớn:

"Cám ơn mọi người, cám ơn mọi người rất nhiều, hai cha con chúng tôi lỡ bước trôi dạc đến đây còn lạ nước lạ cái. Thật rất cám ơn sư nhiệt tình giúp đỡ của mọi người. Chúng tôi sẽ làm đúng như mọi người chỉ bảo, rất hân hạnh cho hai cha con chúng tôi hôm nay được gặp mọi người.

Để không lỡ mất thời gian của mọi người thêm nữa, hai cha con chúng tôi sẽ đi đến trạm đăng ký nhập hộ tịch trước. Một lần nữa rất cám ơn mọi người, có duyên hẹn gặp lại."

Nói xong ông Ba vội vội, vàng vàng cuối đầu chào thêm cái nữa, kéo tay con gái bỏ đi như chạy, không cho mọi người có cơ hội nói thêm tiếng nào.

Mọi người từ từ giãn ra ai về việc nấy, tiếp tục làm tiếp như chưa hề phát sinh chuyện gì. Chỉ khác là tay thì làm, nhưng miệng thì vẫn buôn dưa lê đủ chuyện từ Hai Tánh đến hai cha con ông Ba. Câu chuyện này được nhai đi nhai lại không hề cũ suốt cả một thời gian dài ở vùng hải cảng này.

Ngọc Mai bị kéo có chút loạng choạng, ba hồn bảy vía của cô bây giờ còn đang thích nghi vì mới vừa quay lại do được ông Ba kéo. Cô càm ràm

"Baba à! Từ từ thôi, Baba đang kéo tay đau của con đó."

Ông Ba nghe vậy liền buông ngay tay Ngọc Mai ra, bước chậm lại càu nhàu:

"Con đó, ngay lúc quan trọng mà cứ đứng ngẩn ngơ, không để ý gì tới xung quanh hết, con lảm nhảm cái gì vậy?"

Ngọc Mai cười hì hì làm lành, cô ôm lấy cánh tay ông Ba rồi nói:

"Con nói Baba nghe, thật ra con đang rối rắm vấn đề mà cái cậu A Mã đó nói. Vì sao nơi này rất chào đón những người như hai cha con chúng ta? Vì sao họ nhìn đồ chúng ta mặc mà không có tí ngạc nhiên nào? Đã vậy còn giành giật đồ của chúng ta dù họ chưa biết chúng ta có thứ gì.

Họ không nói đổi tiền, mà đổi cái gì hạ hạ. Còn nữa nha, chắc chắn là chúng ta không trôi dạt tới nước khác rồi, vì người dân nơi này nói tiếng Việt, ở đây họ gọi người nắm quyền cao nhất là Vương, tín ngưỡng là Thần biển.

Mọi đồ vật họ đang dùng nhìn còn rất thô sơ, thời gian họ gọi là khắc chứ không gọi là phút. Con nghĩ không chừng chúng ta quay về quá khứ hay trôi dạt đến thời không khác cũng nên."

Ông Ba suy nghĩ hồi lâu rồi đi đến kết luận: "Cứ đi đến trạm đăng ký trước cái đã, rồi tìm hiểu sau cũng chưa muộn."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện